2/3/17

Hạ đường huyết nên ăn gì

Hạ đường huyết là một biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường. Nó xảy ra đột ngột, khó lường trước. Khi các dấu hiệu hạ đường huyết xuất hiện, bất cứ sự chậm trễ nào cũng có thể làm tăng nguy cơ đe dọa tính mạng cho người bệnh.
 Hạ đường huyết là gì?
Hạ đường huyết xảy ra khi nồng độ đường (glucose) trong máu bị sụt giảm dưới 70 mg/dL (3.9mmol/l). Ở người mắc bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu thấp thường là do sử dụng quá liều insulin, quá liều thuốc hạ đường huyết, hoặc bỏ bữa, ăn ít hơn bình thường, tập thể dục quá sức.


  Nguyên nhân của hạ đường huyết là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây nên hạ đường huyết, có cả các nguyên nhân phối hợp, có nguyên nhân riêng rẽ, trong đó nguyên nhân hạ đường huyết của bệnh tiểu đường chiếm tỷ lệ đáng kể.
Việc điều hòa lượng đường trong máu một cách hài hòa là do hai loại hormon insulin và glucagon do tuyến tụy sản xuất ra: insulin sẽ làm giảm lượng glucoza còn glucagon sẽ làm tăng glucoza.
Sự điều hòa của hai loại hormon này rất nhịp nhàng, ví dụ sau bữa ăn tụy tiết ra chất insulin để giúp tế bào thu nhập glucoza mà chúng cần.
Khi có lượng glucoza thừa trong máu thì được sử dụng như nhiên liệu của các cơ hoặc được tích lũy lại trong gan.
Ngược lại khi cơ thể có lượng glucoza thấp thì ngay tức khắc glucagon sẽ được bài tiết từ tuyến tụy và sẽ giúp cho gan phóng thích ra glucoza dự trữ.
Các bước đối phó chủ động khi hạ đường huyết
Nếu không được điều trị kịp thời, hạ đường huyết có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vì thế, nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo có thể giúp bạn chủ động đối phó với tình huống hạ đường huyết và ngăn chặn tổn thương não do biến chứng tiểu đường gây ra.
Giữ an toàn cho bản thân
Hạ đường huyết có thể gây mất ý thức, dễ xảy ra tai nạn và các tình huống nguy hiểm cho bạn Nếu bạn hoặc người thân bắt đầu có các triệu chứng của cơn hạ đường huyết, việc đầu tiên nghĩ đến là các biện pháp giữ an toàn. Ví dụ như bạn đang lái xe, hãy tấp vào lề đường; ngồi xuống ngay nếu bạn đang đi bộ...
Kiểm tra đường huyết
Trong nhiều trường hợp, chỉ dựa vào triệu chứng thì chưa đủ, bạn cần kiểm tra bằng máy đo đường huyết để khẳng định chắc chắn mình bị hạ đường huyết chứ không phải bệnh khác. Chỉ số đường huyết thấp hơn 70 mg /dl (3,9mmol.l) có nghĩa là bạn cần phải thực hiện các biện pháp xử trí ngay. Nếu triệu chứng quá nghiêm trọng hoặc bạn không thể đo đường huyết một cách nhanh chóng, hãy thực hiện bước tiếp theo.
Điều quan trọng nhất là tự bản thân biết hoặc người bên cạnh (người nhà, người làm việc cùng phòng, cùng lớp) biết mình thường có triệu chứng hạ đường huyết hoặc đã có lần bị hạ đường huyết.
Việc đầu tiên và rất quan trọng là luôn luôn có sẵn đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, sôcôla, nước ngọt có đường… trong túi, trong cặp để lúc xảy ra hạ đường huyết là có thể dùng ngay.
Tìm hiểu thêm về bênh tiểu đường

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Chat với chúng tôi!