23/12/16

Dấu hiệu, triệu chứng bệnh tiểu đường thường gặp

   Bệnh tiểu đường được xem là bệnh của cuộc sống hiện đại. Khi những điều kiện về vật chất khá đầy đủ, với nguồn thực phẩm được đưa vào cơ thể không kiểm soát, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Trong đó, tiểu đường là bệnh khá nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng. Tuy nhiên tiểu đường hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là do các yếu tố từ môi trường, thực phẩm, kể cả yếu tố di truyền khiến cho các cơ quan không sản sinh đủ insulin, suy giảm hoặc mất khả năng tận dụng chuyển hóa chất đường, dẫn đến tình trạng tăng lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, chúng ta có thể dựa vào một số dấu hiệu cơ bản để chẩn đoán bệnh tiểu đường như sau:
Da đổi màu là dấu hiệu bệnh tiểu đường
Da tối màu, viền đen ở các nếp gấp, thường ở gáy, khuỷu tay, các đốt ngón tay,… thường là dấu hiệu cảnh báo sớm lượng đường trong máu quá cao. Khi đó, mức insulin cao thúc đẩy sự tăng trưởng của tế bào da và melanin – một sắc tố trong tế bào tạo ra các mảng tối. Thông thường, kết quả xét nghiệm sẽ phát hiện nồng độ đường trong máu cao hơn bình thường.
Tầm nhìn được cải thiện đột ngột
Nếu tầm nhìn đột ngột cải thiện khiến bạn không cần đeo kính, đừng vội mừng. Lượng đường trong máu cao có thể khiến tầm nhìn xa của bạn tốt hơn. Bạn thường đọc các thông tin cho rằng mờ mắt là một trong các triệu chứng bệnh tiểu đường. Tuy nhiên trên thực tế, tầm nhìn có thể thay đổi theo hướng tốt hơn hoặc tệ hơn, nguyên nhân của hiện tượng này là mức dịch trong cơ thể thay đổi, bao gồm những chất trong đôi mắt dẫn đến thị lực thất thường.
Khả năng nghe kém bất thường
Thính lực giảm đột ngột có thể là cũng là một dấu hiệu bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường gây tổn thương các mạch máu và dây thần kinh ở tai dẫn đến thính lực giảm.
Giảm cân:
Bệnh nhân tiểu đường phải sử dụng năng lượng chuyển hóa từ các mô mỡ, ngoài ra lượng đường có trong thức ăn cơ thể không thể sử dụng và được đào thải qua đường nước tiểu. Đó chính là nguyên nhân làm giảm cân ở bệnh nhân tiểu đường dù là ăn rất nhiều.
Vết thương chậm lành:
Lượng đường có trong máu quá cao gây khó khăn cho các hoạt động của các tế bào bạch cầu có trong máu làm cho các vết thương hở trở nên lâu lành và thường bị nhiễm trùng hơn. Ngoài ra, do lượng đường có trong máu quá cao, làm dày thành mạch máu gây cản trở việc vận chuyển oxi và chất dinh dưỡng đi nuôi các mô của cơ thể. Đây là một dấu hiệu bị bệnh tiểu đường điển hình.
Nếu bạn gặp phải những biểu hiện trên với mật độ xảy ra thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng, chúng ta nên nghĩ ngay đến bệnh tiểu đường.
>>> Xem thêm thông tin về bệnh tiểu đường:


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Chat với chúng tôi!