18/3/16

Thoái hóa cột sống – Căn bệnh phổ biến của U40

Tại Việt Nam, cứ 3 người từ 40 tuổi trở lên thì có 1 người mắc bệnh thoái hóa khớp. Trong đó, người trên 60 tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp lên tới 90%, chiếm phần lớn trong các bệnh thoái hóa khớp là thoái hóa cột sống(THCS), lên tới 35%.
 Thoái hóa cột sống (THCS) là căn bệnh gặp nhiều ở độ tuổi trên 40, nếu không phát hiện kịp thời bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, đi lại khó khăn, gây liệt tứ chi thậm chí tàn phế.

THCS thường xảy ra ở những vị trí chịu lực nhiều như: cổ, gáy, thắt lưng với biểu hiện chính là đau âm ỉ, tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi, nhói buốt hoặc đau lan tỏa ra vùng xung quanh gồm 2 bả vai, vùng hông, chi dưới.
Tùy vào vị trí bị thoái hóa khác nhau, THCS sẽ có các tên gọi khác nhau: Ví dụ, nếu bệnh nhân thường có những cơn đau nhức cổ, vai gáy, đau lan ra bả vai, cánh tay, thậm chí đau kéo lên đỉnh đầu, nhức hốc mắt…thì đó là bệnh thoái hóa cột sống vùng cổ hay thoái hóa đốt sống cổ.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống:
  - Triệu chứng rõ nhất của bệnh thoái hóa cột sống là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, âm ỉ ngày này qua ngày khác, đau chủ yếu ở vùng thắt lưng và cổ gáy.
  - Cảm giác khó chịu kèm theo mất ăn, mất ngủ, gầy rộc đi, sức làm việc giảm sút và ảnh hưởng đến sinh hoạt chung của cả mọi người xung quanh.
  - Đôi khi có những cơn đau cấp tính khiến bạn cảm thấy nhói buốt, đau cả sang những vùng khác như vai, thần kinh toạ, đau hông và đùi đến mức không thể đi lại lâu được.
  - Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, đau lan lên đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán, đau từ gáy lan xuống bả vai, cánh tay ở một bên hay ở cả hai bên.
  - Khám chỉ thấy các cử động ở cổ bị hạn chế (nặng), có thể cảm giác cứng gáy, có điểm đau khi ấn vào các gai xương và các mỏm ngang của cột sống cổ, chụp X-quang cột sống cổ thấy mất đường cong sinh lý, hẹp đĩa liên đốt, biến dạng ở thân đốt, có các gai xương.
  - Với chứng thoái hóa đốt sống cổ ở cao, người bệnh còn có triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt.
  -  Một số trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tủy sống và dây thần kinh liên chi, gây tê bì bàn tay, bàn chân. Nếu để lâu không chữa trị có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt.

Phòng bệnh thoái hóa cột sống như thế nào :
  - Thay đổi chế độ hoạt động để tránh căng thẳng lên cột sống .
  - Điều quan trọng là sử dụng kỹ thuật thích hợp khi nâng vật nặng và tham gia các môn thể thao mạnh mẽ.
  - Sống năng động – Một lối sống năng động, thường xuyên chế độ tập luyện, giúp đĩa đệm giữ nước và giữ cho xương và cơ bắp ở lưng và cổ mạnh mẽ. Điều này, cải thiện sự ổn định cột sống và có thể làm chậm sự thoái hóa.
  - Một chế độ ăn uống thích hợp sẽ giúp chống béo phì, ngăn chặn các đốt sống và đĩa từ có để hỗ trợ trọng lượng . Dinh dưỡng tốt cũng sẽ giúp sức mạnh hỗ trợ cột sống.
  - Để giữ cho cột sống của bạn luôn luôn khỏe mạnh nên tham gia các bài tập tác động thấp như đi bộ hoặc bơi lội.
  - Tập yoga nhẹ nhàng cũng có thể giúp cột sống của bạn mạnh mẽ và linh hoạt.(Luôn luôn kiểm tra với bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu một chế độ tập luyện. )
  - Ăn các thức ăn có nhiều chất xơ và ít chất béo sẽ làm giảm khối lượng cơ thể, để cột sống của bạn chỉ phải nâng đỡ một trọng lượng ít hơn .
  - Thực phẩm như cá, các loại hạt, rau lá xanh cao trong axit béo omega và chất chống oxy hóa, cả hai đều đóng góp vào sức khỏe của khớp và đĩa đệm. 
 - Không nên hút thuốc vì các độc tố và chất nicotine trong thuốc lá ngăn chặn đĩa của bạn hấp thụ vitamin và chất dinh dưỡng.


Vận động kết hợp cùng bài thuốc dân gian
 -  Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị THCS như: dùng thuốc, thuỷ châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu... Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia y học hàng đầu về khớp, để hiệu quả nhất cần căn cứ vào tình trạng sức khoẻ, mức độ THCS của từng bệnh nhân để có thể lựa chọn phương pháp điều trị thoái hoá cột sống phù hợp nhất.
 - Theo đó, nếu mới chớm bị THCS hoặc THCS ở mức độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Nhưng với các trường hợp nặng hơn, bắt buộc người bệnh phải đi khám và điều trị theo đúng chỉ định của bác sỹ.
 -  Các bác sỹ đầu ngành cũng khuyên rằng cần tăng cường luyện tập các động tác làm giãn cột sống như tập xà đơn, bơi lội; tránh mang vác nặng gây đè nén cột sống.
nguồn suckhoehanhphuc.vn



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Chat với chúng tôi!